Facebook thu hút một đám đông người dùng đáng kể và một số lượng đáng kể trong đó có thể trở thành khách hàng tiềm năng của bạn. Tuy nhiên, để khai thác tối đa cơ hội này, chúng ta cần áp dụng một chiến lược quảng cáo Facebook mạnh mẽ.
Cho đến tháng 6 năm 2019, số lượng người dùng hàng tháng trên Facebook đã đạt 2,41 tỷ, tương đương với hơn một phần ba dân số toàn cầu. Điều này làm nổi bật rằng mỗi tháng, có một đám đông lớn đăng nhập vào mạng xã hội này. Đặc biệt, đa số người dùng Facebook đến từ các quốc gia đang phát triển và phát triển.
Nói một cách đơn giản, Facebook mang lại một cơ hội khổng lồ, không thể phớt lờ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử. Mặc dù nền tảng này cung cấp nhiều công cụ quảng bá, một số người kinh doanh dropshipping vẫn đối mặt với thách thức trong việc xây dựng một chiến lược quảng cáo mang lại hiệu suất cao.
Nhắm đúng đối tượng mục tiêu
Liệu bạn có thể thực sự thuyết phục ai đó mua sản phẩm mà bạn không hiểu người mua của bạn là ai và họ muốn gì không? Do đó, bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào cũng bắt đầu bằng việc xác định khách hàng tiềm năng.
Ví dụ bạn muốn kinh doanh dropshipping văn phòng phẩm.
Ai có thể quan tâm đến sản phẩm này?
Học sinh thì sao? Chúng đến trường và phải viết lách rất nhiều. Chúng cần “hàng tấn” vở và bút chì! Có vẻ đúng. Nhưng mặt khác, hầu hết học sinh không có thẻ tín dụng để mua sắm online. Do đó, họ có thể yêu cầu cha mẹ mua một cái gì đó cho họ.
Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng đối tượng ở đây là người lớn.
Họ làm gì?
Theo mình, sinh viên đại học cần văn phòng phẩm, cũng như những nhân viên văn phòng. Còn những người có năng khiếu thơ ca hay hội họa thì sao? Mình nghĩ rằng họ cũng có thể quan tâm. Và tất nhiên, mình có thể bán sản phẩm của mình cho phụ huynh của các học sinh mà mình vừa đề cập ở trên.
Thiết lập quảng cáo “Văn phòng phẩm” trên Facebook
Như bạn có thể thấy, chỉ sau 5 phút suy nghĩ mình đã có các điều kiện về tuổi, nghề nghiệp và sở thích – và mình có thể tiếp tục thêm các điều kiện khác.
Bạn cũng có thể sử dụng các dịch vụ và công cụ khác nhau như Google Analytics, Facebook Page Insights để nghiên cứu về đối tượng tiềm năng.
Khách hàng “lạnh”, “ấm” và “nóng”
Trong tiếp thị kỹ thuật số, người ta sử dụng “phễu” bán hàng để đại diện cho các phân khúc khác nhau của đối tượng mục tiêu của bạn:
- Những người không biết về thương hiệu của bạn
- Những người biết bạn nhưng không muốn mua sản phẩm của bạn
- Những người muốn mua nhưng đang phân vân, vv
Các “phễu” này đôi khi thực sự phức tạp. Vì vậy để đơn giản bạn có thể chia tất cả các khách hàng tiềm năng của mình thành ba loại:
- Những người không biết về sản phẩm của bạn
- Những người biết và quan tâm đến sản phẩm của bạn
- Những người sẵn sàng mua hàng
Bạn có thể gọi họ là những khách hàng “lạnh”, “ấm” và “nóng”.
Chiến lược quảng cáo trên Facebook: mục tiêu
Bất cứ khi nào bạn thay đổi các chiến dịch quảng cáo trên Facebook, bạn có thể chọn một trong 11 mục tiêu. Mỗi mục tiêu sẽ xác định cách mà hệ thống tiếp cận mọi người.
Ví dụ: nếu bạn chọn mục tiêu “Awareness”, FB sẽ chỉ cố gắng hiển thị quảng cáo của bạn cho càng nhiều người càng tốt vì nó không ngụ ý bất kỳ loại tương tác nào với quảng cáo. Điều này thích hợp cho việc tăng nhận thức về thương hiệu của bạn, tức là cho khán giả “lạnh”. Nếu bạn đặt mục tiêu thành “Engagement”, FB sẽ cố gắng hiển thị quảng cáo của bạn cho những người có nhiều khả năng thích bài đăng.
Chiến lược quảng cáo trên Facebook: sử dụng tệp khách hàng có nét tương đồng (lookalike audience)
Đôi khi, hiểu được khách hàng tiềm năng của bạn là ai vô cùng dễ. Nhưng đôi khi, rất là khó. Nếu bạn đang vật lộn với việc xác định đối tượng mục tiêu của mình, bạn có thể sử dụng chiến lược này.
- Điều đầu tiên bạn cần là thu hút khách hàng (lạnh) bằng cách quảng bá một sản phẩm thông qua một video ngắn không quá 10-15 giây. Ở giai đoạn này, tất cả những gì bạn muốn là tìm những người thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm của bạn. Bạn cần ít nhất 2000 lượt xem, càng nhiều càng tốt. Những người mà xem 95% video được gọi là đối tượng tùy chỉnh và bạn có thể coi họ là khách hàng “ấm”.
- Sau đó, bạn cần sử dụng “Tệp khách hàng có nét tương đồng”. Chức năng này cho phép bạn “boost” một bài đăng khác bằng cách hiển thị nó cho người dùng tương tự như đối tượng tùy chỉnh mới được tạo của bạn, tức là những người đã xem 95% video của bạn. Đó có thể là tuổi tác, nghề nghiệp, sở thích, tình trạng gia đình của họ – hãy để Facebook quyết định sẽ chọn đối tượng nào. Ở giai đoạn này, bạn muốn mở rộng đối tượng tùy chỉnh của mình và hướng họ đến cửa hàng dropshipping của bạn.
- Kết quả là, bạn sẽ có được một đối tượng khác (ấm hơn), không chỉ thể hiện sự quan tâm đến thương hiệu của bạn, mà còn truy cập vào trang web của bạn. Bây giờ bạn có thể tạo một “Tệp khách hàng có nét tương đồng” khác và thuyết phục một số người trong số họ mua sản phẩm hoặc đưa cho bạn email của họ.
Chiến lược quảng cáo trên Facebook: test trên các cửa hàng dropshipping
Chắc bạn cũng biết, bọn mình có các cửa hàng dropshipping riêng và tụi mình sử dụng để test các chiến lược quảng cáo . Dưới đây là hai chiến lược đơn giản mà nhóm mình sử dụng để quảng bá các cửa hàng trên Facebook.
Chiến lược số #1
Chiến lược này gồm hai bước:
Bước 1. Chúng mình bắt đầu với việc tạo ra một chiến dịch “Engagement” (Engagement là số người click vào bất kì nơi nào trong bài post của bạn). Chúng mình boost một post mà sẽ đưa traffic đến một trong các cửa hàng của chúng mình. Không quan trọng mọi người có mua hay không. Ngay cả khi họ chỉ nhìn vào sản phẩm và rời đi, thế là đủ. Như vậy là bây giờ chúng mình đã có một danh sách những người quan tâm đến business của chúng mình
Bước 2. Target lại những khách truy cập này trên Facebook hoặc bất kỳ nền tảng truyền thông xã hội nào khác bằng cách gửi cho họ quảng cáo kèm theo 1 ít “thính” như: giảm giá, ưu đãi trong 1 khoảng thời gian giới hạn, v.v.
Chiến lược số #2
Bước 1. Bước này hơi khác một chút. Thay vì bắt đầu một chiến dịch “Engagement”, chúng mình bắt đầu một chiến dịch về “Traffic”. Vì vậy, mục tiêu của chúng mình là dẫn traffic đến cửa hàng của chúng mình. Chiến dịch này tốn kém hơn, nhưng hiệu quả sẽ cao hơn đáng kể.
Bước 2. Một lần nữa, ở đây chúng mình lại target lại mục tiêu để biến khách truy cập thành khách hàng.
Mặc dù các chiến lược này có vẻ đơn giản, nhưng chúng hoạt động khá tốt, đặc biệt là khi bạn có đối tượng mục tiêu rõ ràng. Tuy nhiên, bạn cũng cần làm cho tất cả các loại quảng cáo bạn sử dụng có sức thuyết phục. Dưới đây là một số mẹo đơn giản để đảm bảo quảng cáo của bạn hiệu quả.
Mẹo quảng cáo trên Facebook
Quảng cáo có liên quan
Cả mình và bạn đều biết rằng thật khó chịu khi nhận được một quảng cáo về thứ gì đó mà bạn không quan tâm. Đúng, mình thích anime, nhưng mình tuyệt đối không mặc chiếc váy hầu gái đâu.
Quảng cáo ngắn gọn
Đa số mọi người “lười” đọc. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó, quảng cáo của bạn lọt vào mắt xanh của ai đó, thì đừng làm họ sợ bởi quảng cáo dài như cuốn tiểu thuyết.
Sử dụng hình ảnh
Hình ảnh rất dễ thu hút khách hàng. Video là hiệu quả nhất. Tuy nhiên, không sử dụng ảnh mờ, chất lượng thấp và cố gắng tạo video không dài hơn 60-90 giây hoặc thậm chí ngắn hơn.
Sử dụng “thính” trong quảng cáo
Hầu hết các quảng cáo nhắm vào những người thể hiện mức độ quan tâm nhất định đối với các sản phẩm của bạn. Nhưng nếu bạn chỉ đơn giản cho họ thấy sản phẩm của mình thì không đủ. Vì vậy, bạn phải đưa ra cho họ một chút “thính”. Như đã đề cập ở trên, đó có thể là giảm giá hoặc ưu đãi trong thời gian giới hạn – bất cứ điều gì khiến một người nghĩ rằng, ‘Nếu tôi không mua ngay bây giờ, tôi sẽ hối hận về sau!’
Sử dụng lời kêu gọi hành động (calls to action – CTA)
Bất kỳ quảng cáo nào nên kết thúc bằng một CTA như truy cập trang web của bạn để xem các sản phẩm khác, tìm hiểu thêm về một cái gì đó, nhận mã phiếu giảm giá hoặc mua hàng.
Thử nghiệm
Không có chiến lược tất cả-trong-một nào phù hợp với mọi thứ. Các ngách khác nhau có thể yêu cầu cách tiếp cận khác nhau. Vì vậy hãy luôn thử nghiệm những ý tưởng mới.